Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân (15/10/2023)

Sức mạnh của Đảng

 là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân

Tháng 10/1999, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã quyết định lấy ngày 15/10/1930 là Ngày Truyền thống công tác Dân vận của Đảng và ngày 15/10 hằng năm là “Ngày Dân vận của cả nước”.

Ngày Truyền thống công tác dân vận của Đảng có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Theo đó, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930, tại Hương Cảng, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất đã thông qua Luận cương Chính trị, Điều lệ Đảng và các Án nghị quyết về : Công nhân vận động, Nông dân vận động, Cộng sản Thanh niên vận động, Phụ nữ vận động, Quân đội vận, Vấn đề cứu tế và Hội phản đế đồng minh. Từ tháng 10/1930, hệ thống Ban chuyên môn về các giới vận động của Đảng bao gồm: công vận, nông vận, thanh vận, phụ vận, quân đội vận, Mặt trận phản đế được ra đời làm nhiệm vụ tổ chức, tập hợp lực lượng, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân tham gia các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Dân vận” đăng trên Báo Sự thật số ra ngày 15/10/1949. Nội dung bài báo được coi là “Cương lĩnh công tác dân vận” của Đảng. Vào tháng 10/1999, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Dân vận”, theo đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã đồng ý lấy ngày 15/10/1930 là Ngày Truyền thống công tác Dân vận của Đảng và quyết định lấy ngày 15/10 hằng năm là “Ngày Dân vận của cả nước”.

Đảng ta luôn xác định : Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Trong 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945 - 1975), thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là thắng lợi của đường lối mở rộng đại đoàn kết toàn dân tộc vì sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, theo tư tưởng Hồ Chí Minh là “Vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân...". Sau 30 năm chiến tranh, cả nước bước vào thời kỳ mới, nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng tiếp tục đổi mới công tác dân vận. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa VI đã ban hành Nghị quyết số 08B-NQ/HNTW, ngày 27/3/1990 về "Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân", với 4 quan điểm chỉ đạo: Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân; động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân; các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng; công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể. Năm 1991, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định: "Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân"…

          Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống chính trị và nhân dân đã thực hiện rất tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật, tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua "Dân vận khéo". Đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, hết sức thiết thực, cụ thể như không để người nghèo, người yếu thế tụt hậu, bị bỏ quên; không gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; không xã rác bừa bãi ra đường phố và kênh rạch; không vi phạm Luật giao thông đường bộ; không tụ tập gây rối, ảnh hưởng an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội gắn với các phong trào, hoạt động khác … Nội dung trọng tâm phong trào thi đua “Dân vận khéo” là tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, nâng cao tinh thần, trách nhiệm, tận tụy phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thi đua thực hiện văn hóa công sở”; công tác dân vận trong tham gia thực hiện các dự án di dời, giải tỏa, tái định cư tại các địa phương, hoạt động an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe Nhân dân; xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh … Trong nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố (2020 – 2023) có tổng số hơn 11.550 mô hình, giải pháp đăng ký thi đua về công tác dân vận ở quận, huyện và cơ sở, có 4.814 mô hình, giải pháp được công nhận. Trong đó có những giải pháp cụ thể như “Phối hợp xây dựng tổ chức chính trị - xã hội tại các chung cư mới xây dựng”; mô hình “Mỗi tuần 01 khu phố, lắng nghe ý kiến nhân dân”; mô hình “Xây dựng lực lượng nòng cốt từ các đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội”; mô hình “Chung cư 3 kết nối” ; mô hình “Hộp thư ý Đảng lòng dân”; mô hình “Nhà nước kêu gọi - Nhân dân đồng hành”; mô hình “Doanh nghiệp đồng hành cùng đoàn viên, người lao động bị bệnh hiểm nghèo” …

Vườn hoa “Dân vận khéo” của thành phố ngày càng nở rộ, tạo sự đồng thuận đồng tình, lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, dân cư, doanh nghiệp, tăng sự đồng thuận trong Nhân dân, tạo động lực mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố , góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, nhất là giải quyết những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn cơ sở đạt hiệu quả thiết thực./.

Bài viết tương tự

Tuyên giáo và báo chí – Lĩnh vực Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quan tâm đặc biệt

Là nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng ta, nhiều năm làm công tác tư...

Đọc thêm

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Danh dự...

Đọc thêm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung...

Đọc thêm